Mục lục
1. BIỂU HIỆN NGOÀI DA
- Ngứa: Cún thường xuyên gãi, cắn hoặc liếm vùng da bị ảnh hưởng.
- Nốt đỏ: Xuất hiện các nốt đỏ, đôi khi có mủ.
- Rụng lông: Vùng da bị ảnh hưởng có thể bị rụng lông.
- Da sưng hoặc nóng: Vùng da bị viêm thường sưng và nóng khi chạm vào.
- Khô hoặc bong tróc da: Da có thể trở nên khô và bong tróc.
Hình ảnh các nốt đỏ do viêm - kích ứng trên da bé cún
2. NGUYÊN NHÂN
2.1 DỊ ỨNG:
- Dị ứng thức ăn: Một số loại thực phẩm có thể gây ra phản ứng dị ứng.
- Dị ứng môi trường: Phấn hoa, bụi, cỏ, và hóa chất trong môi trường sống.
- Dị ứng do côn trùng: Vết cắn của bọ chét, ve, muỗi.
2.2 NHIỄM TRÙNG:
- Nhiễm trùng vi khuẩn: Vi khuẩn gây nhiễm trùng da như tụ cầu khuẩn.
- Nhiễm trùng nấm: Nấm da như ringworm.
2.3 KÝ SINH TRÙNG (ve rận, bọ chét, ghẻ, vi khuẩn...):
- Gây ngứa và nốt đỏ.
- Có thể gây viêm da
- Truyền ký sinh trùng máu
2.4 BỆNH LÝ DA:
Viêm da dị ứng: Do phản ứng dị ứng với các chất gây dị ứng.
Viêm da tiết bã: Do sự phát triển quá mức của vi khuẩn hoặc nấm.
3. HƯỚNG XỬ LÝ
3.1 MỨC ĐỘ NHẸ
Trường hợp khi các mảng lông quanh nốt đỏ, ghẻ chưa rụng hết.
Có thể tham khảo các cách:
- Kiêng gà, bò, hải sản.
- Tránh ma sát vị trí đó
- Giữ khô ráo, thoáng
- Lau nước muối sinh lý và sấy khô hàng ngày
- Tránh nằm sàn gạch nhiều
- Tắm sạch sẽ, sấy khô lông hết mức ngay sau khi tắm (trung bình tuần tắm 1 lần, tối đa 2 lần/tuần, tối thiểu 10 ngày/lần tắm)
- Sử dụng các loại dầu gội đặc biệt cho cún để làm sạch và làm dịu da.
Tắm dầu tắm viêm da mủ, đóng mài + Kết hợp xịt viêm da, ghẻ ký sinh
-Cách ly điểu trị chó có dấu hiệu bị viêm da với chó khỏe mạnh ngay khi phát hiện để tránh lây sang các chú cún khác.
Ở mức độ nhẹ - dùng các sản phẩm trên để xử lý tại nhà
3.2 MỨC ĐỘ NẶNG
-Từ 3-5 ngày sau khi áp dụng cách trên nhưng bé cún vẫn chưa giảm -> đưa bé đi thú y kiểm tra.
-Trường hợp nặng hơn: rụng hết các mảng lông, nốt đỏ nấm lan ngày càng to, lan rộng khắp người bé cún,... -> Mang bé cún ra thú y để kiểm tra sức khỏe tổng quát ngay.
-Các trường hợp nấm ở vị trí nhạy cảm, dễ liếm thì cần ra thú y khám kỹ và xử lý theo bác sĩ:
Mặt (nhạy cảm mắt, miệng)
Bàn chân (đeo loa vẫn liếm được thuốc)
Háng, bụng dưới (da mỏng dễ kích ứng)
Ở mức độ nặng - nấm toàn thân hoặc các vị trí nhạy cảm nên cho bé ra thú y
4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
- Cung cấp chế độ ăn cân đối và chất lượng cao.
- Sử dụng các sản phẩm phòng chống bọ chét, ve và chấy thường xuyên (1-3 tháng/lần).
- Tẩy giun định kỳ cho bé cún (1-3 tháng/lần)
- Giữ môi trường sống sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho cún để giữ da khỏe mạnh.
- Khám sức khỏe tổng quát định kỳ cho cún (6-12 tháng/lần)
- Tránh tiếp xúc cún lạ, môi trường nhiều cún lạ.
Comments