Mục lục
Trớ đồ ăn
Phân biệt
1. Trớ (đang ăn thì bị trào ngược đồ ăn)
- Tránh cún ăn phần quá nhiều/no gây bội thực, trào ngược.
- Cún ăn quá nhanh -> cho từng phần nhỏ, để cún nghỉ vài giây cho ăn tiếp -> Dần cún sẽ ăn điềm đạm hơn.
- Ăn ít mà vẫn bị trào ngược ngay khi ăn --> ra thú y khám kỹ về đường tiêu hoá cho bé cún.
2. Ói/nôn (trước/sau ăn hoặc bất kỳ lúc nào)
- Có thể hay liếm/nuốt đồ dơ/lạ bụng gây ói.
- Đồ ăn mới lạ bụng --> Cẩn thận hơn khi cho cún đồ ăn, có thể thêm men tiêu hoá 1 tgian giúp ổn định bụng hơn.
- Ói nhiều lần trong 1 tuần --> dấu hiệu đầu của nhiều bệnh: Viêm loét dạ dày, Virus, Ký sinh trùng máu.... --> Khám xét nghiệm/siêu âm mới rõ được.
Nếu cún từng bỏ ăn, nhịn bữa nhiều lần --> chắc chắn là ra thú y khám kỹ để đảm bảo cún khoẻ mạnh, sống thọ.
Chó nôn/ ói thì làm gì
Cún bị nôn/ ói và cách xử lí
Không chịu ăn - ói bọt vàng
Nếu cún không chịu ăn bất kỳ món nào, hoặc ói vài lần trong ngày/tuần thì nên ra thú y cho làm xét nghiệm chi tiết (sinh lý máu, sinh hoá máu, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra kỹ dạ dày)
--> đảm bảo cún rất khoẻ để lỡ có ăn ít vài bữa cũng không sao.
Ói búi lông
Ói búi lông ở chó thường ít gặp nếu cún ói vài lần thì nên ra thú y kiểm tra kỹ.
Chú ý khi nuôi:
- Kiểm soát việc cún đi hửi liếm quanh nhà (dạy 5 bài cơ bản sẽ giúp bạn nhắc cún tốt hơn).
- Nếu thấy cún hay tự cắn liếm người/lông --> dấu hiệu ngứa --> luôn giữ cún khô ráo, sấy hàng ngày nếu cần (tắm dầu tắm ngừa nấm ngứa viêm da).
Ói máu
Điều quan trọng liên quan tới dạ dày, tiêu hoá bạn cần thay đổi:
“NÊN cho cún ăn 3-4 bữa nhỏ trong ngày”
- Tránh ăn quá no dồn 1 bữa.
- Các bữa ăn đồng đều, ổn định thành phần.
- Hạn chế ăn vặt loại cứng trong giai đoạn ói, phân xấu.
- Hạn chế đổi loại đồ ăn nhiều lần trong tháng - Bổ sung men tiêu hoá của chó 2-3 lần/tuần.
Comments