top of page

CHÓ BỊ TIÊU CHẢY


Mục lục

 


Cần làm gì khi bé cún bị tiêu chảy, nguyên nhân và giải pháp cho các bệnh về đường tiêu hóa.


1. Tiêu chảy mà không ói

Nguyên nhân

  • Kiểm tra lại các đồ đi qua đường miệng cún (chất lượng đồ ăn).

  • Cún chưa tiêm đủ 3 mũi rất nhạy cảm khi ăn đồ mới (kể cả đồ ăn xịn, tốt).

  • Cún ăn liếm/nuốt bụi bẩn, đất cát, đồ chơi, rác nhỏ trong nhà... mà chủ không biết.

  • Đồ ăn của người - đặc biệt đồ có gia vị.

  • Cún ăn trúng đồ cấm mà gây hại cho chó (vd: socola, nho khô, sữa chứa lactose...).

  • Nhiễm giun sán nặng.



Giải pháp tại nhà

  • Giữ cún trong chuồng (đảm bảo tuyệt đối cún không đi liếm bụi bẩn, ăn đồ lạ bên ngoài)

  • Luôn quay video/chụp hình lại để bác sĩ thú y chẩn đoán chính xác hơn.

  • Ngưng ăn các loại đồ thành phần phức tạp.

  • Để sẵn nước pha chút men của chó, cún tự uống khi bụng đã ổn.

  • Tuyệt đối không ép ăn/uống.

  • Nếu cún đi chảy/sệt/nhão >3 lần/ngày --> ra thú y gấp.



*Chú ý

  • Men tiêu hoá không phải là thuốc điều trị để chữa ói/đi chảy.

  • Men tiêu hóa được dùng tốt nhất khi cún đang bình thường, giúp tăng đề kháng, phòng ngừa tiêu chảy, ói...

  • Phải tìm ra nguyên nhân gây kích ứng tiêu hoá, khiến cún ói/chảy thì mới hết, thuốc thú y chỉ hỗ trợ ngay thời điểm bệnh (sau này còn cho ăn sai là còn ói/chảy).

  • Các đồ uống như bột than tre, thuốc của người, lá thuốc... bạn có thể dùng như hãy chắc chắn bạn hiểu rõ cách dùng và biết xử lý cấp cứu khi cún chuyển biến lạ, hoặc đưa ra thú y kịp thời.




2. Tiêu chảy + ói

  • Nếu chỉ bị 1 lần (có thể do vài nguyên nhân như mục 1)

  • Hệ tiêu hoá bị tổn thương (viêm ruột/ loét dạ dày/ rối loạn tiêu hoá....)

  • Ói + chảy từ 2-3 lần là nên ra thú y test virus Carre, Parvo để chắc chắn và cấp cứu kịp nếu dương tính.

  • Nếu không phải Carre, Parvo --> bác sĩ sẽ xem xét về kích ứng hệ tiêu hoá và hướng dẫn xử lý theo từng bé cún. (nguyên nhân có thể như mục 1 nhưng ở mức độ nặng hơn)

Comments


bottom of page